Nếu ai đã một lần đi Sapa sẽ không thể không bị quyến rũ bởi muôn vàn khung cảnh hữu tình cùng với đời sống của sinh hoạt của các bản làng dân tôc ở đây. Một điều thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi đến Sapa đó là trải nghiệm tắm lá thuốc của người Dao Đỏ, nó sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp, sạch sẽ, sảng khoái sau những ngày đi lại tham quan.
Lá tắm người Dao Đỏ từ lâu đã rất nổi tiếng, huyền bí và kỳ công. Với truyền thống sử dụng cây thuốc phong phú và hiệu quả, lá tắm người Dao Đỏ ngày càng được nhiều người tin tưởng sử dụng thay cho các lá tắm thông thường bán ngoài chợ.
Vậy loại lá tắm này có gì mà lại kì diệu đến vậy, sau đây Quê Online sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.
Thành phần có trong 1 gói lá tắm người Dao Đỏ?
Lá tắm dao đỏ hay tắm dao đỏ (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) không chỉ của người Dao đỏ ở Sa Pa mà còn là dạng thuốc của các nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Trong cộng đồng người Dao, hầu hết các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ Dao thường biết nhiều hơn, biết rõ nơi mọc của chúng và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên để còn có thể sử dụng lâu dài.
Lá tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa bao gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất.
Thống kê sau đây cho thấy số loài trong các họ thực vật thường được người Dao đỏ ở Sa Pa sử dụng làm thuốc tắm: Họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2 loài), Araceae (2 loài), Araliaceae (1 loài), Aristolochiaceae (1 loài), Asteraceae (2 loài), Capparidaceae (1 loài), Convallariaceae (1 loài), Cucurbitaceae (1 loài), Equisetaceae (1 loài), Euphorbiaceae (1 loài), Fabaceae (2 loài), Gesneriaceae (1 loài), Hernandiaceae (3 loài), Lamiaceae (2 loài), Lardizabalaceae (1 loài), Moraceae (3 loài), Oleaceae (1 loài), Ranunculaceae (5 loài), Rubiaceae (3 loài), Rutaceae (1 loài), Schisandraceae (1 loài), Zingiberaceae (2 loài ). Tổng cộng 39 loài (Theo Trần Văn Ơn, chương trình điều tra bài thuốc tắm, 2004).
Rễ cây dùng chữa đau lưng nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng. Cả cây nấu nước tắm rửa trị ghẻ.
Chù dùa để chữa cảm cúm, sốt, ho, sốt tiểu tiện ra máu, dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm. Có thể sử dụng tinh dầu chùa dù để uống hoặc xoa bóp thay dầu khuynh diệp.
4. Cây màng tang
Màng tang có vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp. Rễ được dùng trị: ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày; phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương; đầy hơi; sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
5. Cây liên đằng hoa nhỏ
Liên đằng ho nhỏ giúp tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ. Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ. Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai..
Cách pha chế thuốc lá tắm người Dao Đỏ cũng rất công phu và mất nhiều thời gian. Tùy vào bài thuốc mà có các loại lá tương ứng. Sau đó đun liên tục trong 3 -4 tiếng để cho ra nước cốt màu nâu đỏ, mùi thơm ngạt ngào.
Có mấy loại sản phẩm lá tắm?
Hiện nay trên thị trường có 2 sản phẩm chính chuyên về là tắm của người Dao Đỏ gồm:
Dạng lá khô: Gồm tổng hợp các vị thuốc được phơi phơi khô đóng gói. Đây là loại sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng phổ biến.
Dạng nước: Đóng chai cô đặc. Lá thuốc được đun trong nồi hơi công nghệ hiện đại, đun liên tục trong 8 tiếng đồng hồ. Mỗi chai nước cốt sẽ tương ứng khoảng 5 kg thuốc tắm cho vào đun. Loại này sẽ tiện sử dụng hơn cho nhữnng người không có nhiều thời gian để nấu lá truyền thống.
Công dụng lá tắm người Dao Đỏ
Tốt cho phụ nữ sau sinh: giúp chị em nhanh chóng phục hồi sức khỏe, vóc dáng và làn da, phòng và ngăn ngừa các bệnh hậu sản.
Tác dụng dưỡng da, giúp da săn chắc, hồng hào, khoẻ mạnh.
Tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể sảng khoái, giảm mệt mỏi, ngủ sâu giấc.
Giảm đau nhức cơ xương, điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, đau thần kinh tọa.
Tẩy mùi khó chịu trên da, tạo cho làn da có một mùi thơm dễ chịu.
Tăng cường sinh lực, giải độc tố trong cơ thể khi dùng bia, rượu…
Thời điểm nào thì lá tắm được phát huy tốt nhất?
Người Dao đỏ từ trẻ nhỏ cho đến người già đều sử dụng thuốc tắm quanh năm để chữa trị các loại bệnh.
Tác dụng tốt nhất của lá tắm là thời điểm 3 ngày sau sinh đối với các chị em phụ nữ sinh thường. Các chị em có thể dùng lá tắm để làm đẹp da, mượt tóc, hồi phục sức khỏe, bài trừ phong tà lọt vào cơ thể, chống các bệnh hậu sản nguy hiểm.
Đối với các chị em sinh mổ, thì sau 7 ngày là đã có thể dụng lá thuốc tắm với tác dụng hiểu quả nhất.
Ngoài ra, người mới ốm dậy, người mới lao động mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng cũng nên sử dụng lá tắm để giãn các mao mạch, lưu thông khí huyết, thải độc ra khỏi cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái, cơ thể trở nên nhẹ nhàng.
Nếu tắm thuốc tắm người Dao Đỏ thì nên tắm trong bồn gỗ pơ mu là tốt nhất.
Bài thuốc lá tắm người Dao Đỏ cho bà mẹ sau sinh:
Đầu tiên các chị em phải chú ý chất lượng lá tắm và nguồn mua. Mua lá tắm của người Dao Đỏ được phân phối chính hãng, không chất bảo quản.
Các chị em không nên xông lá thuốc tắm của người Dao Đỏ khi quá đói hoặc quá no. Sau khi mua lá thuốc về, chị em lấy 1/3 gói lá thuốc tắm đem đun với 5-7 lít nước. Tiếp theo để sôi trong lửa nhỏ 15 phút, sau đó hơ, xông hơi, tắm trong vòng 20 phút. Tiếp đó pha loãng và lấy khăn lau lại người.
Bên cạnh đó, chị em có thể pha nước đã đun sôi vào trong bồn tắm, ngâm khoảng 20 phút để thảo dược thấm đều vào cơ thể.
Lưu ý:
Sau khi ngâm xong không nên rửa lại bằng nước mà chỉ cần lau khô cơ thể. Nếu cảm thấy khát hoặc khô cổ thì các mẹ có thể chuẩn bị thêm cho mình một lý trà gừng nhé.
Phụ nữ sau sinh mổ thì khoảng 7 ngày, sinh thường 3 ngày là có thể sử dụng được. Nên sử dụng liên tục thường xuyên hoặc cách ngày trong các tháng ở cữ (tối thiểu nên 6 lần tắm).
Cách sử dụng lá tắm người Dao Đỏ
Chuẩn bị: 500g lá tắm khô, 01 nồi đun, nước sạch 4 lít.
Thực hiện:
Đun sôi lá tắm với 4 lít nước, duy trì thời gian sôi nhỏ lửa thêm khoảng 20 phút để các hoạt chất trong lá tắm hòa tan hết.
Khi tắm, giữ lại phần bã rồi gạn lấy nước thuốc và hòa toàn bộ nồi nước thuốc này với khoảng 60 lít đến khoảng 70 lít nước sạch trong bồn tắm hoặc chậu tắm lớn.
Nếu nước lạnh có thể thêm nước ấm vừa đủ.
Ngâm mình và tắm trong thời gian khoảng 30 phút đến 40 phút, khi thấy cảm giác sảng khoái trong người thì ngưng tắm.
Tắm lại một lần bằng nước sạch và lau khô người, kết thúc một quá trình tắm thuốc người dao đỏ.
Một số lưu ý khi sử dụng lá tắm:
Chỉ nên ngâm nước lá tắm của người Dao Đỏ tối đa trong thời gian khoảng 30 phút (không nên ngâm quá lâu vì có thể bị say thuốc.)
Nếu có hiện tượng đầu choáng váng, bạn nên ngừng, tắm qua nước ấm một lần sau đó lau khô người và vào nghỉ ngơi.
Không tắm bài thuốc này sau khi uống rượu bia say.
Không tắm lá thuốc của người Dao Đỏ cho phụ nữ đang mang thai.
Người say rượu, bia không nên sử dụng. Phụ nữ có thai hoặc đang kỳ kinh nguyệt.
Nếu đang tắm thấy mất thăng bằng, buồn ngủ… thì nên ngừng tắm, nghỉ ngơi 15- 20 phút thì cơ thể sẽ chở lại bình thường.
Đối tượng sử dụng lá tắm người Dao Đỏ:
Sử dụng lá tắm sau sinh giúp khí huyết lưu thông, đào thải huyết ứ trệ, nâng cao sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhan, phòng ngừa sản hậu hiệu quả.
Người đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, mồ hôi chân tay ra nhiều, hôi chân.
Người làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng, muốn giảm stress
Người bị mụn nhọt mẩn ngứa, sử dụng thường xuyên giúp da sáng đẹp, mềm mại tự nhiên.
Bảo quản: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh những nơi ẩm mốc..
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.