Rượu ngô tím là một trong số những thức uống đặc sản nổi bật của vùng Tây Bắc. Rượu ngô tím có vị ngọt thơm, đậm hương của núi rừng.
Cách ngâm rượu ngô tím rất đơn giản là sử dụng trực tiếp bắp ngô tím để ngâm rượu, chứ không phải lên men ngô tím giống như các loại rượu ngô thông thường.
Vậy cách ngâm rượu ngô này có gì đặc biệt, rượu tốt cho sức khỏe như thế nào cùng Winecity tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
NGUỒN GỐC CỦA GIỐNG NGÔ TÍM
Ngô tím ở Việt Nam hiện nay vốn là giống ngô được du nhập từ Thái Lan thời điểm năm 2013. Các nhà khoa học đã mang giống ngô đặc biệt này trồng thử ở Việt Nam và cho ra hiệu quả bất ngờ. Ngô tím sinh trưởng và phát triển rất tốt và cho năng suất cao.
Ngoài làm thực phẩm, rượu ngô tím là cách sử dụng rất mới mẻ là không chỉ tạo ra thức uống cho cánh mày râu mà còn vô cùng bổ dưỡng.
Ngô tím có tên khoa học là Zea mays L, họ Poaceae. Cũng giống như nhiều loại ngô khác, ngô tím là loài cây thân thảo, cây ngô tím trưởng thành cao từ 2 đến 3m.
Thân ngô có các đốt giống như đốt tre, bẹ lá ngô hình dải như mũi mác to và dài. Mặt lá răm có lớp lông mỏng, vành lá có răng cưa nhỏ, bẹ lá mọc áp sát vào thân cây.
Cây ngô có hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc ở đầu ngọn trong khi hoa cái mọc thành cụm về sau thành bắp ngô. Bắp ngô được bao bọc bởi một lớp tường thành bao gồm có các lớp lá và râu ngô.
Ở Việt Nam, ngô vàng và trắng thường được biết đến nhiều hơn so với ngô tím. Tuy vậy ngô tím cũng là nguồn thực phẩm quan trọng của bà con ở vùng cao. Cũng như rượu ngô tím trở thành món đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
Thành phần trong ngô tím chứa nhiều sắc tố Anthocyanin tên là cyanidin 3-O-beta-D-glucoside có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường và béo phì và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ khác cho cơ thể.
HƯỚNG DẪN CÁC CÁCH NGÂM RƯỢU NGÔ TÍM ĐƠN GIẢN NHẤT
Rượu ngô có nhiều hương vị khác nhau và tùy theo cách ngâm rượu giữa các dân tộc. Bởi mỗi dân tộc lại dùng loại men lá khác nhau. Vì thế bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn những loại men phù hợp để tạo ra loại rượu ngô tím có hương vị ưng ý nhất.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
- 10 bắp ngô tím;
- 10 lít rượu nếp trắng;
- Bình gốm sứ hoặc thủy tinh ngâm rượu cỡ lớn.
Ngâm rượu ngô tím vô cùng đơn giản, các nguyên liệu cũng rất dễ mua. Khi chọn bắp ngô tím nên chọn bắp to tròn đều, không bị sâu, dập. Bạn có thể giữ nguyên phần rượu ngô để ngâm rượu sẽ tốt hơn.
Rượu dùng ngâm nên chọn rượu nặng một chút khoảng 38° đến 40°. Sau thời gian ủ rượu sẽ nhạt dần, rất ngon và vừa miệng.
Dưới đây là 3 cách ngâm rượu ngô tím đặc biệt này bạn có thể tham khảo:
Ngâm rượu ngô tím tươi
- Bước 1: ngô sau khi mua về sẽ bóc sạch bỏ vỏ, chỉ giữ lại bắp và râu ngô. Tráng ngô một lượt với rượu trắng để loại bỏ bụi bẩn;
- Bước 2: xếp ngô vào bình ủ sau đó đổ rượu. Tỷ lệ ngô và rượu có thể thay đổi tùy theo khẩu vị của mỗi người. Nhiều ngô thì vị rượu sẽ đậm đà hơn;
- Bước 3: đậy nắp kín và để trong khoảng 10 ngày là có thể uống được. Rượu ngô tím được để càng lâu uống sẽ càng ngon.
Ngâm rượu ngon tím đã qua hấp cách thủy
- Bước 1: ngô tím để nguyên vỏ và mang đi hấp cách thủy;
- Bước 2: ngô tím sau khi hấp xong sẽ bóc bỏ vỏ. Cho vào bình ủ và ngâm tương tự như cách 1. Bạn có thể cho nước hấp ngô vào ngâm cùng (nếu nước đặc).
Ngâm rượu ngô tím đã được hấp cách thủy cũng ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được. Với cách ngâm rượu này sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn ở bước hấp ngô nhưng bù lại rượu sẽ thơm, ngọt và dễ uống hơn.
Ngâm rượu ngô tím nướng
Thay vì ngâm rượu ngô tím tươi hoặc ngâm rượu ngô đã được hấp cách thủy. Ngô tím cũng có thể được nướng trước khi ngâm rượu cũng được.
Ngô tím đã nướng qua cho vào bình ngâm cùng với một chút đường rồi đổ rượu trắng vào ngâm. Uống cho vị rất ngon và vô cùng đặc biệt.
TÌM HIỂU CÁCH NGÂM RƯỢU NGÔ TÍM VỚI LÁ MEN
Cách ngâm rượu ngô tím lên men này cũng giống với cách ngâm rượu ngô vàng. Thay vì cho bắp ngô trực tiếp vào ngâm rượu như các bước trên thì với cách này sẽ sử dụng phương pháp lên men.
Rượu thành phẩm sẽ có mùi vị thơm đặc trưng, cay ngấm,… giúp cho bạn cảm thấy rất thích thú khi thưởng thức. Cách tiến hành ngâm rượu ngô tím với lá men như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
- 10kg ngô tím non còn nguyên hạt;
- 6 – 7 lá men rượu;
- Bình ngâm rượu.
Lưu ý: men rượu nên mua ở những cơ sở cung cấp men rượu ta chất lượng thì khi ngâm rượu sẽ thơm ngon hơn. Nếu sử dụng men tàu kém chất lượng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Các bước tiến hành:
Bước 1: ngô sau khi thu hoạch hoặc mua về rửa sạch với nước. Sau đó cho vào nồi luộc với nhỏ lửa, thường xuyên kiểm tra ngô đã chín chưa. Ngô tím vừa chín tới là chuẩn nhất, nếu để ngô quá chín, nát khi ngâm rượu sẽ không ngon. Sau khi ngô đã chín sẽ bóc bỏ vỏ sau đó để cho đến khi ngô nguội hẳn;
Bước 2: sau khi ngô nguội trộn cùng men lá theo tỷ lệ 10kg ngô trộn cùng 6 – 7 men lá. Sau đó đem đi ủ ở nơi thông thoáng, nhiệt độ ổn định. Thông thường bình ủ rượu sẽ đặt ở ngay dưới nền nhà nhằm giúp quá trình lên men tốt hơn;
Sau vài ngày, xuất hiện phấn trắng bên ngoài hạt ngô khi đó ngô đã lên men. Lúc này sẽ cho ngô vào bình bịt kín và tiếp tục ủ từ 5 đến 6 ngày có thể cho vào chỗ và nấu;
Bước 3: nấu rượu ngô tím khoảng từ 20 ngày đến 30 ngày sẽ đi chưng cất với lửa nhỏ. Khi chưng cất hơi rượu sẽ lắng đọng và chảy ra ngoài. Cách ngâm rượu ngô tím này được nhiều người dân vùng cao áp dụng hơn do họ có đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho việc ngâm rượu như nồi, chõ và đồ lọc rượu.
Với cách làm này sẽ mất nhiều thời gian hơn và màu rượu cũng không được đậm như 3 cách ngâm trực tiếp trên. Với cách này, người dân đồng bào thường sử dụng lá nếp cẩm ngâm cùng để rượu có màu đậm và đẹp mắt hơn.
CÔNG DỤNG HỮU ÍCH CỦA RƯỢU NGÔ TÍM
Ngô tím có màu sắc lạ mắt, ngô tím dùng luộc ăn cũng rất ngon nhưng ngâm rượu ngô tím còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ như:
- Chống viêm và tiêu sưng;
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư;
- Phòng ngừa nguy cơ tiểu đường và bệnh béo phì;
- Tốt cho hệ tim mạch;
- Giúp làm chậm lão hóa.
LƯU Ý TRONG VIỆC SỬ DỤNG RƯỢU NGÔ TÍM
Ngâm rượu ngô tím chỉ mang lại hiệu quả đến cho người dùng khi sử dụng đúng cách, vừa đủ và đúng liều lượng. Rượu ngô cho dù tốt đến đâu nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá mức;
Mỗi ngày chỉ uống từ 80ml đến 100ml và được chia thành 2 lần trong ngày;
Nên sử dụng rượu chung trong bữa ăn và không uống rượu khi bụng đói;
Cách ngâm rượu ngô khá đơn giản, vì thế bạn nên tự tay chuẩn bị nguyên liệu và ngâm tại nhà thay vì mua những chai rượu được bày bán sẵn vừa tiết kiệm, đảm bảo hương vị thơm cho lại tốt cho sức khỏe.